Những nguyên nhân cuộc khủng hoảng Khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993

Cuộc tranh giành quyền lực hành pháp-lập pháp ngày càng căng thẳng

Chương trình cải cách kinh tế của Yeltsin có hiệu lực ngày 2 tháng 1 năm 1992.[2]. Ngay sau đó giá cả tăng vọt, chi tiêu chính phủ sụt giảm, và các loại thuế mới và cao bắt đầu có hiệu lực. Một cuộc sụt giảm tín dụng làm tê liệt nhiều ngành công nghiệp và dẫn tới giảm phát. Một số chính trị gia nhanh chóng xa rời chương trình này; và dần theo đuổi sự đối đầu chính trị giữa một bên là Yeltsin và bên kia là những người đối lập với cuộc cải cách kinh tế triệt để, trở thành trung tâm trong hai nhánh của chính phủ.

Thay đổi tỷ lệ phần trăm GDP thực tại Nga, 1990-1994'[3].

19901991199219931994
-3.0%-13.0%-19.0%-12.0%-15.0%

Trong suốt năm 1992, sự đối đầu với các chính sách cải cách của Yeltsin trở nên lớn mạnh và đặc biệt trong số quan chức lo ngại về điều kiện nền công nghiệp Nga và những lãnh đạo địa phương muốn có sự độc lập lớn hơn từ Moskva. Phó tổng thống Nga, Aleksandr Rutskoy, bác bỏ chương trình của Yeltsin gọi nó là "diệt chủng kinh tế."[4] Các lãnh đạo các nước cộng hoà giàu dầu mỏ như TatarstanBashkiria kêu gọi độc lập hoàn toàn từ Nga.

Cũng trong suốt năm 1992, Yeltsin chiến đấu với Xô viết Tối cao (cơ quan lập pháp thường trực) và Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga (cơ quan lập pháp cao nhất nước, nơi cử các đại diện cho Xô viết Tối cao) về quyền kiểm soát chính phủ và chính sách chính phủ. Năm 1992 người phát ngôn Xô viết Tối cao Nga, Ruslan Khasbulatov, xuất hiện với tư cách đối lập với chính sách cải cách, dù tuyên bố ủng hộ những mục tiêu tổng thể của Yeltsin.

Tổng thống lo ngại về những điều khoản của những sửa đổi hiến pháp đư 1991, đồng nghĩa với việc những quyền lực đặc biệt của ông sẽ chấm dứt vào cuối năm 1992 (Yeltsin đã mở rộng quyền lực của tổng thống vượt ra ngoài các giới hạn của hiến pháp khi thực hiện chương trình cải cách). Yeltsin, chờ đợi việc áp dụng chương trình tư nhân hoá của mình, đã yêu cầu nghị viện tái lập quyền quản lý theo nghị định (chỉ nghị viện có quyền thay thế hay sửa đổi hiến pháp). Nhưng trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga và trong Xô viết Tối cao, các đại biểu từ chối thông qua một hiến pháp mới sẽ cho phép đưa các phạm vi quyền lực tổng thống như Yeltsin yêu cầu trở thành pháp luật.

Kỳ họp thứ bảy của Đại hội Đại biểu Nhân dân (CPD)

Các nhóm trong nghị viện tháng 12 năm 1992

Trong phiên họp tháng 12 của mình nghị viện đã xung đột với Yeltsin về một số vấn đề, và cuộc xung đột lên tới đỉnh cao ngày 9 tháng 12 khi nghị viện từ chối thông qua đề cử Yegor Gaidar, nhà kiến trúc "liệu pháp sốc" tự do hoá theo hướng thị trường của nước Nga không được lòng dân, làm thủ tướng. Nghị viện từ chối thông qua việc đề cử Gaidar, yêu cầu những sửa đổi trong chương trình kinh tế và ra lệnh cho Ngân hàng Trung ương, nằm dưới sự kiểm soát của nghị viện, tiếp tục cung cấp tín dụng để các doanh nghiệp không phải đóng cửa.[5]

Trong một bài phát biểu giận dữ ngày hôm sau mùng 10 tháng 12, Yeltsin đã gọi nghị viện là "pháo đài bảo thủ và của các lực lượng phản động." Nghị viện trả đũa bằng cách bỏ phiếu để nắm quyền kiểm soát quân đội nghị viện.

Ngày 12 tháng 12, Yeltsin và người phát ngôn nghị viện Khasbulatov đồng ý một thoả hiệp gồm những điều khoản sau: (1) một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia về cơ sở của hiến pháp Nga mới sẽ được tổ chức vào tháng 4 năm 1993; (2) đa số những quyền lực khẩn cấp của Yeltsin sẽ được kéo dài cho tới cuộc trưng cầu dân ý này; (3) nghị viện xác nhận quyền của mình về việc chỉ định và bỏ phiếu theo lựa chọn của riêng mình về thủ tướng; và (4) nghị viện xác nhận quyền của mình về việc từ chối các lựa chọn của tổng thống về lãnh đạo các bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Nội vụ, và An ninh. Yeltsin chỉ định Viktor Chernomyrdin làm thủ tướng ngày 14 tháng 12, và nghị viện đã thông qua.

Thoả hiệp tháng 12 năm 1992 của Yeltsin với Đại hội Đại biểu Nhân dân lần thứ 7 tạm thời mang lại kết quả trái với mong đợi. Đầu năm 1993 căng thẳng giữa Yeltsin và nghị viện về ngôn ngữ của cuộc trưng cầu dân ý và chia sẻ quyền lực gia tăng. Trong một loạt các vụ va chạm về chính sách, nghị viện gạt bỏ các quyền lực đặc biệt của tổng thống, mà họ đã trao cho ông vào cuối năm 1991. Phe lập pháp, dưới sự lãnh đạo của Người phát ngôn Ruslan Khasbulatov, bắt đầu cảm thấy rằng họ phải phong toả hay thậm chí đánh bại vị tổng thống. Chiến thuật của họ là dần dần tước bỏ quyền kiểm soát chính phủ của tổng thống. Đối lại, tổng thống kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp ngày 11 tháng 4.

Kỳ họp thứ tám của CPD

Kỳ họp thứ tám Đại hội Đại biểu Nhân dân bắt đầu ngày 10 tháng 3 năm 1993 với một cuộc tấn công mạnh vào tổng thống của Khasbulatov, ông buộc tội Yeltsin đã hành động một cách vi hiến. Giữa tháng 3, một kỳ họp khẩn cấp của Đại hội Đại biểu Nhân dân bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp, tước bỏ nhiều quyền lực của Yeltsin, và huỷ bỏ cuộc trưng cầu dân ý dự định diễn ra vào tháng 4, một lần nữa tạo cơ hội cho nhánh lập pháp có thể thay đổi cán cân quyền lực khỏi tổng thống. Tổng thống không thèm đếm xỉa tới nghị viện. Vladimir Shumeyko, phó thủ tướng thứ nhất, tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ý sẽ tiếp tục diễn ra, nhưng vào ngày 25 tháng 4.

Nghị viện dần mở rộng ảnh hưởng của mình với chính phủ. Ngày 16 tháng 3 tổng thống ký một nghị định trao vị trí trong Nội các cho Viktor Gerashchenko, chủ tịch ngân hàng trung ương, cùng ba quan chức khác, điều này thích ứng với quyết định của kỳ họp thứ tám rằng các quan chức này phải là các thành viên của chính phủ. Tuy nhiên, phán quyết của nghị viện khiến mọi việc trở nên rõ ràng rằng với tư cách bộ trưởng họ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nghị viện.

"Chế độ đặc biệt"

Phản ứng của tổng thống khá ấn tượng. Ngày 20 tháng 3, Yeltsin phát biểu trực tiếp với người dân trên TV, tuyên bố đã ký một nghị định về "chế độ đặc biệt" ("Об особом порядке управления до преодоления кризиса власти″), theo đó ông sẽ nắm quyền lực hành pháp đặc biệt dựa theo các kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý về thời gian tổ chức cuộc bầu cử lập pháp mới, một hiến pháp mới, và về lòng tin của công chúng với tổng thống và phó tổng thóng. Yeltsin cũng mạnh mẽ chỉ trích nghị viện, buộc tội các đại biểu đang tìm cách tái lập trật tự thời Xô viết.

Ngay sau bài phát biểu trên truyền hình của Yeltsin, Valery Zorkin (Chủ tịch Toà án Hiến pháp Liên bang Nga), Yuri Voronin (phó chủ tịch thứ nhất Xô viết Tối cao), Alexander RutskoyValentin Stepankov (Trưởng Công tố) đã có một bài phát biểu, công khai lên án tuyên bố của Yeltsin là vi hiến[6]. Ngày 23 tháng 3, dù chưa có tài liệu đã được ký[7], Toà án Hiến pháp phán quyết rằng một số biện pháp được đề nghị trong bài phát biểu trên truyền hình của Yeltsin là vi hiến.[8] Tuy nhiên, chính nghị định, chỉ được công bố vài ngày sau[9], không có những hành động vi hiến.

Kỳ họp thứ chín của CPD

Các nhóm trong nghị viện tháng 3 năm 1993

Kỳ họp thứ chín, bắt đầu ngày 26 tháng 3, khởi động với một kỳ họp đặc biệt của Đại hội Đại biểu Nhân dân thảo luận về các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ hiến pháp, gồm cả việc buộc tội Tổng thống Yeltsin. Yeltsin thừa nhận rằng ông đã có những sai lầm và tìm cách tác động tới các cử tri trong nghị viện. Yeltsin vượt qua được cuộc bỏ phiếu luận tội ngày 28 tháng 3 với tỷ lệ sít sao, số phiếu ủng hộ việc luận tội thiếu 72 phiếu so với con số cần thiết là 689 để đạt mức 2/3 đa số.

Tới thời gian kỳ họp thứ chín, nhánh lập pháp đã gồm đa số thuộc khối Nước Nga Thống nhất[10], với các đại biểu của CPRF và phái Tổ quốc (cộng sản, quân nhân nghỉ hưu, và những đại biểu khác có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa[11][12]), Liên minh Ruộng đất, và phái "Nước Nga" lãnh đạo bởi Sergey Baburin.[13][14] Cùng với các nhóm 'trung dung' hơn (ví dụ 'Thay đổi' (Смена)), những người ủng hộ Yeltsin ('Nước Nga Dân chủ', 'Dân chủ Cấp tiến') chiếm thiểu số.

Trưng cầu dân ý quốc gia

Cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tiến hành, nhưng bởi cuộc bỏ phiếu luận tội thất bại, Đại hội Đại biểu Nhân dân đặt ra các thời hạn mới cho một trưng cầu dân ý. Phiên bản cuộc trưng cầu dân ý của nhánh lập pháp yêu cầu hoặc các công dân tin tưởng vào Yeltsin, thông qua các cải cách của ông, và ủng hộ cuộc bầu cử tổng thống và lập pháp sớm. Nghị viện bỏ phiếu thông qua điều này để nếu chiến thắng, tổng thống sẽ phải giành 50% số phiếu của toàn bộ cử tri, chứ không phải 50% phiếu của những người tham gia, để tránh một cuộc bầu cử tổng thống sớm.

Lần này, Toà án Hiến pháp ủng hộ Yeltsin và phán quyết rằng tổng thống chỉ cần có đa số đơn giản về hai vấn đề: lòng tin vào ông, và chính sách kinh tế xã hội; ông sẽ cần sự ủng hộ của một nửa cử tri để kêu gọi các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống sớm.

Ngày 25 tháng 4 đa số cử tri đã bày tỏ tin tưởng vào tổng thống và kêu gọi cuộc bầu cử lập pháp mới. Yeltsin coi các kết quả là sự uỷ nhiệm cho ông tiếp tục nắm quyền lực. Trước cuộc trưng cầu dân ý, Yeltsin đã hứa hẹn từ chức, nếu cử tri không thể hiện sự tin tưởng vào các chính sách của ông.[15] Dù việc này cho phép tổng thống tuyên bố rằng dân chúng ủng hộ ông, chứ không phải nghị viện, Yeltsin thiếu mất cơ cấu hiến pháp để thực hiện thắng lợi của mình. Như trước kia, tổng thống phải viện tới nhân dân về các lãnh đạo cơ quan lập pháp.

Thoả ước hiến pháp

Trong một nỗ lực nhằm thao túng nghị viện, Yeltsin ra nghị định về việc thành lập một hội nghị lớn gồm các lãnh đạo chính trị từ nhiều định chế chính phủ, vùng, tổ chức công cộng và đảng phái chính trị vào tháng 6— một "thoả ước hiến pháp đặc biệt" để xem xét phác thảo hiến pháp mà ông đã đệ trình vào tháng 4. Sau nhiều chần chừ Uỷ ban Hiến pháp của Đại hội Đại biểu Nhân dân quyết định tham gia và đệ trình bản thảo hiến pháp của riêng mình. Tất nhiên, hai bản thảo đối ngược nhau về quan điểm lập pháp-hành pháp.

Khoảng 700 đại diện tại hội nghị thống nhất thông qua một bản thảo hiến pháp ngày 12 tháng 7 quy định một chế độ lập pháp lưỡng viện và giải tán nghị viện. Nhưng bởi thoả ước về bản thảo hiến pháp sẽ giải tán nghị viện, có lẽ nghị viện sẽ để việc bỏ phiếu cho nó rơi vào quên lãng. Xô viết Tối cao ngay lập tức từ chối bản thảo và tuyên bố rằng Đại hội Đại biểu Nhân dân là cơ quan lập pháp tối cao và vì thế sẽ quyết định hiến pháp mới.

Nghị viện hoạt động mạnh trong tháng 7, trong khi tổng thống đang đi nghỉ, và thông qua một số nghị định sửa đổi chính sách kinh tế nhằm "chấm dứt sự chia rẽ của xã hội." Nghị viện cũng tung ra những cuộc điều tra nhắm vào các cố vấn chủ chốt của tổng thống, buộc tội họ tham nhũng. Tổng thống quay trở về vào tháng 8 và tuyên bố rằng sẽ triển khai mọi biện pháp, gồm cả loại bỏ hiến pháp, để hoàn thành cuộc bầu cử nghị viện mới.

Tháng 7, Toà án Hiến pháp Liên bang Nga xác nhận việc bầu Pyotr Sumin làm lãnh đạo bộ máy hành chính của Chelyabinsk oblast, một điều mà Yeltsin đã từ chối chấp nhận. Như một kết quả của nó, tình hình quyền lực kép xuất hiện trong vùng từ tháng 7 tới tháng 10 năm 1993, với hai bộ máy đồng thời tuyên bố có tính pháp lý.[16] Một cuộc xung đột khác liên quan tới quyết định của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga về chức thống đốc vùng tại Mordovia. Toà án trao việc phân xử tính pháp lý của việc xoá bỏ chức vụ thống đốc vùng cho Toà án Hiến pháp Mordovia. Vì thế, thống đốc được dân chúng bầu ra Vasily Guslyannikov (thành viên của phong trào 'Nước Nga Dân chủ' ủng hộ Yeltsin) mất chức. Sau đó, cơ quan thông tin nhà nước (ITAR-TASS) ngừng thông báo về một số quyết định của Toà án Hiến pháp.[16] Tháng 8 năm 1993, nhà bình luận đã phản ánh tình hình như sau: "Tổng thống ra các nghị định như là không có Xô viết Tối cao, và Xô viết Tối cao đình hoãn các nghị định nếu nó là của Tổng thống." (Izvestiya, 13 tháng 8 năm 1993)[17].

Những phát triển trong tháng 9

Tổng thống tung ra cuộc tấn công của mình ngày 1 tháng 9 khi ông tìm cách đình chỉ Phó Tổng thống Rutskoy, một nhân vật đối lập chủ chốt. Rutskoy, người cùng được bầu với Yeltsin năm 1991, là người kế vị tự động của tổng thống. Một người phát ngôn của tổng thống đã nói rằng ông đã bị đình chỉ bởi "những cáo buộc tham nhũng." Ngày 3 tháng 9, Xô viết Tối cáo bác bỏ việc đình chỉ của Yeltsin với Rutskoy và đưa vấn đề ra Toà án Hiến pháp.

Hai tuần sau ông tuyên bố mình sẽ đồng ý kêu gọi một cuộc bầu cử tổng thống sớm nếu nghị viện cũng kêu gọi bầu cử. Nghị viện lờ đi. Ngày 18 tháng 9, Yeltsin sau đó chỉ định Yegor Gaidar, người từng bị nghị viện buộc phải rời chức vụ năm 1992, một phó thủ tướng và một phó thủ tướng chịu trách nhiệm các vấn đề kinh tế. Việc chỉ định này là không thể chấp nhận với Xô viết Tối cao, và họ đã dứt khoát bác bỏ nó.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993 http://books.google.com/books?id=1YEBhxioiRYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=2k9iI91GVt4C&pg=P... http://books.google.com/books?id=aCNQ4oWKAPsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=oanB4q0o2vsC&pg=P... http://www.nytimes.com/2008/10/12/weekinreview/12b... http://media.washingtonpost.com/wp-srv/inatl/longt... http://www.youtube.com/watch?v=MnQISbfZPZM&feature... http://www.rusnet.nl/encyclo/g/grachev.shtml http://www.heritage.org/Research/RussiaandEurasia/... http://www.imf.org/external/np/vc/2002/082602.htm